Ứng dụng thiết thực của Mã số mã vạch

Mã số mã vạch có thể mã hoá đủ loại thông tin thành mã vạch.

Ví dụ:

1. Số hiệu linh kiện (Part Numbers)

2. Số nhận diện người bán, nhận diện nhà sản xuất, doanh nghiệp (Vendor, id Numbers, ManufactureID Numbers)

3. Số hiệu Pallet (Pallet Numbers)

4. Nơi trữ hàng hoá

5. Ngày nhận

6. Tên hay số hiệu khách hàng

7. Giá cả món hàng

8. Số hiệu lô hàng và số xê ri

9. Số hiệu đơn đặt gia công

10. Mã nhận diện tài sản

11. Số hiệu đơn đặt mua hàng

Một khi công ty đã xác định xong thông tin cần mã hoá, bước tiếp theo là xác định loại mã vạch thích hợp, kích thước của mã vạch, công nghệ mã hoá thông tin và công nghệ in thích hợp nhất.

Nội dung dưới đây mô tả công dụng mã hoá của các loại mã vạch thông dụng:

1) UPC sử dụng trong

– Công nghiệp thực phẩm

– Các nhà buôn bán lẻ

UPC được sử dụng ở Bắc Mỹ và Canada

Lý do:

+ Cần mã số chứ không cần mã chữ

+ Mật độ cao, đáng tin cậy.

+ Cần mã kiểm lỗi

2) EAN – Code 39 giống như UPC nhưng sử dụng tại các nước khác không thuộc Bắc Mỹ trong các lĩnh vực sau:

– Bộ Quốc phòng

– Ngành y tế

– Công nghiệp nhôm

– Các nhà xuất bản sách định kỳ

– Các cơ quan hành chánh

Lý do:

+ Cần mã hoá cả chữ lẫn số

+ Dễ in

+ Rất an toàn, không có mã kiểm lỗi

3) Interleaved 2 of 5

– Phân phối, lưu kho

– Các sản phẩm không phải là thực phẩm

– Các nhà sản xuất, nhà buôn bán lẻ

– Hiệp hội vận chuyển Container

Lý do:

+ Dễ in

+ Kích thước nhỏ gọn

4) Codabar

– Ngân hàng máu

– Thư viện

– Thư tín chuyển phát nhanh trong nước.

– Công nghiệp xử lý Film ảnh

Lý do:

+ Rất an toàn

5) Code 128

– Công nghiệp chế tạo

– Vận chuyển Container

Lý do:

+ Cần dung lượng 128 ký tự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *